Man City đã chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý với Ban tổ chức Ngoại hạng Anh (Ảnh: Getty).
Các quy định APT được đưa ra sau khi giới chủ Saudi Arabia mua lại Newcastle. Ban tổ chức Ngoại hạng Anh muốn ngăn tỷ phú Saudi Arabia đổ tiền ồ ạt nhằm tạo ra cuộc cách mạng tại CLB này, giúp "Chích chòe" có thể chi tiêu gấp nhiều lần so với số tiền họ kiếm được.
Quy định APT cũng khiến Man City buộc phải từ chối hợp đồng tài trợ mới mà CLB đã sắp xếp với Etihad vào cuối năm 2023, cũng như một thỏa thuận thứ hai với một ngân hàng có trụ sở tại Abu Dhabi.
Đội bóng thành Manchester đã đệ trình tài liệu pháp lý dài 165 trang, để cho rằng quy định APT của Ban tổ chức giải Ngoại hạng Anh là phi pháp. Cuối cùng, một hội đồng gồm 3 thẩm phán kết luận rằng giải Ngoại hạng Anh đã sai khi ngăn chặn các hợp đồng này vì các yếu tố của quy định APT vi phạm đạo luật cạnh tranh.
Man City đưa ra tuyên bố: "Man City đã thành công trong việc khiếu nại về các quy tắc giao dịch giữa các bên liên kết (APT). Việc giải Ngoại hạng Anh từ chối hai hợp đồng tài trợ của Man City là hành động bất hợp pháp".
Man Utd là một trong số những CLB gửi bằng chứng chống lại Man City (Ảnh: Getty).
Ngay sau khi thông tin này được công bố, báo giới Anh đã phanh phui 8 CLB ở giải đấu cao nhất xứ Sương mù đã cung cấp bằng chứng, hòng chống lại Man City. Các CLB đó gồm Arsenal, Man Utd, Wolves, Liverpool, West Ham, Brentford, Bournemouth và Fulham. Ba CLB đứng về phía Man City là Newcastle, Chelsea và Everton.
Phán quyết này đã gây chấn động làng bóng đá Anh. Nó được coi là đòn đau với Giám đốc điều hành giải Ngoại hạng Anh, Richard Masters. Nó có thể sẽ thay đổi hướng quản lý tài chính của giải đấu trong tương lai. Các CLB được hậu thuẫn bởi các ông chủ giàu có như Man City, Newcastle, Chelsea… có thể được "bơm" những bản hợp đồng tài trợ béo bở và có thể dễ dàng mua bán cầu thủ cùng chủ sở hữu.
" alt=""/>Xác định 8 CLB "đâm sau lưng", quyết tâm khiến Man City sụp đổSân Shah Alam bị phá bỏ
Sân Shah Alam được đưa vào sử dụng từ năm 1994 với kết cấu 6 tầng. Đây từng là một trong những sân vận động có sức chứa lớn nhất Đông Nam Á với 83.000 chỗ ngồi. Sân này một thời từng là biểu tượng của Malaysia, trước khi sân Bukit Jalil được xây dựng.
Trong quá khứ, sân Shah Alam từng tổ chức giải U20 World Cup năm 1997. Với nhiều CĐV Việt Nam, sân vận động này luôn mang tới nỗi ám ảnh lớn.
Sân Shah Alam bị phá bỏ để xây sân mới (Ảnh: ASEAN Football).
Cụ thể, trong trận bán kết lượt đi AFF Cup 2014 diễn ra ở sân Shah Alam, đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng 2-1 với các bàn thắng của Huy Toàn và Văn Quyết. Trên khán đài, CĐV của Malaysia đã gây loạn. Họ đã tràn sang tấn công CĐV Việt Nam bằng gậy gộc, ném chai nước và nhiều loại vật dụng khác, khiến nhiều người đổ máu.
Trải qua thời gian, sân Shah Alam đã xuống cấp và bị hư hỏng nặng. Điều đó khiến cho giới chức Malaysia lo ngại về an toàn của khán giả.
CĐV Việt Nam từng bị hành hung trên sân Shah Alam (Ảnh: Gia Hưng).
Do đó, họ quyết định tháo dỡ sân Shah Alam để thay thế bằng phiên bản mới với mái che tự động hóa, hệ thống kiểm soát độ ẩm trong nhà. Sân mới chỉ còn một nửa sức chứa với khoảng 35.000 đến 45.000 chỗ ngồi. Việc xây dựng dự kiến hoàn thành vào năm 2029.
Chứng kiến sân Shah Alam sụp đổ trong khoảnh khắc, nhiều người hâm mộ Malaysia cảm thấy nhói lòng. Nơi đây từng ghi dấu không ít sự kiện bóng đá và thể thao tiêu biểu của đất nước này. Đối với người hâm mộ Việt Nam, đó là ký ức đau buồn không thể nào quên.
" alt=""/>SVĐ khổng lồ, nơi CĐV Việt Nam từng "đổ máu", sụp đổ trong khoảnh khắcĐoàn Thị Kim Chi là HLV nữ thành công nhất cho đến thời điểm hiện tại (Ảnh: VFF).
Cô có 4 lần vô địch bóng đá nữ quốc gia trong màu áo CLB TPHCM (2002, 2004, 2005 và 2010), 4 lần giành huy chương vàng (HCV) SEA Games (2001, 2003, 2005 và 2009), một lần vô địch Đông Nam Á (2006), 4 lần giành Quả bóng vàng (QBV) Việt Nam (2004, 2005, 2007 và 2009).
Nhưng những vinh quang của Đoàn Thị Kim Chi chưa dừng lại tại đó. Sau khi trở thành HLV, cô cũng vươn lên đẳng cấp của một trong những HLV thành công nhất lịch sử bóng đá nữ nước nhà.
Đoàn Thị Kim Chi có 9 lần giành ngôi vô địch bóng đá nữ Việt Nam với CLB TPHCM (2015, 2016, 2017, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023 và 2024). Đoàn Thị Kim Chi cũng là một trong những người được HLV Mai Đức Chung kỳ vọng sẽ kế tục vị trí của ông này, trong trường hợp ông Chung giải nghệ trong thời gian tới.
Một cầu thủ từng thi đấu chung với Đoàn Thị Kim Chi ở đội tuyển bóng đá nữ quốc gia là Văn Thị Thanh. Sau sự nghiệp cầu thủ huy hoàng (giành QBV nữ Việt Nam năm 2003, Quả bóng bạc năm 2005, HCV SEA Games năm 2003), Văn Thị Thanh trở thành HLV đội bóng nữ Phong Phú Hà Nam.
Phong Phú Hà Nam cũng là đội bóng quê nhà của cô gái này, nơi cô từng có 72 trận đấu và 38 bàn thắng, từ năm 2001-2011. Văn Thị Thanh sau đó cũng có 58 trận khoác áo đội tuyển quốc gia, ghi được 23 bàn thắng.
Tân HLV trưởng đội nữ Thái Nguyên T&T (Ảnh: V.A).
Sau khi rời đội nữ Phong Phú Hà Nam, Văn Thị Thanh vừa nhận lời làm HLV đội bóng đá nữ Thái Nguyên T&T, mang theo tham vọng thành công cùng đội bóng trẻ này.
Cùng thời với Đoàn Thị Kim Chi và Văn Thị Thanh có thêm Đào Thị Miện, trung vệ thòng hàng đầu một thời của bóng đá nữ Việt Nam.
Cô gái này 4 lần giành HCV SEA Games (2001, 2003, 2005 và 2009), giành QBV nữ năm 2006, hai lần giành Quả bóng bạc (2007, 2008), hai lần giành Quả bóng đồng (2005, 2009). Hiện, Đào Thị Miện là trợ lý HLV của đội nữ Hà Nội.
Ngôi sao sáng khác cùng thời với 3 ngôi sao kể trên là thủ môn Đặng Thị Kiều Trinh, đây là một trong những thủ thành xuất sắc nhất lịch sử bóng đá nữ Việt Nam. Khi còn là cầu thủ, Kiều Trinh có 5 lần vô địch bóng đá nữ quốc gia (2004, 2005, 2010, 2015, 2016, 2017), 3 lần giành HCV SEA Games (2005, 2009, 2017), 2 lần vô địch AFF Cup (2006, 2012).
Về mặt cá nhân, Đặng Thị Kiều Trinh 3 lần giành QBV nữ Việt Nam (2011, 2012, 2017), cô được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất Đông Nam Á năm 2012. Đặng Thị Kiều Trinh là HLV đội trẻ thuộc CLB bóng đá nữ TPHCM.
Cũng ở TPHCM, một cựu thủ môn nổi tiếng khác đang là HLV thủ môn của đội bóng này, đó là Nguyễn Thị Kim Hồng. Kim Hồng là cầu thủ nữ trước thế hệ của Kim Chi, Kiều Trinh, cùng thời với Lưu Ngọc Mai, Trương Ngọc Mai, Bùi Thị Hiền Lương (hiện là trưởng bộ môn bóng đá thuộc Cục TDTT).
Nguyễn Thị Kim Hồng hiện cũng là trợ lý HLV thủ môn ở đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam, là một trong những trợ lý cho HLV Mai Đức Chung.
Không có quá nhiều cựu cầu thủ nữ tiếp tục theo nghiệp HLV, vì đặc thù của bóng đá nữ ở Việt Nam không có nhiều đội bóng, để các HLV có thể "vùng vẫy". Tuy nhiên, vẫn có người theo đuổi nghiệp HLV và vẫn có thành công.
" alt=""/>Những ngôi sao bóng đá nữ Việt Nam theo nghiệp huấn luyện viên